Giới thiệu tổng thể về Chuyên đề “DC2. Biên soạn tài nguyên dạy học trực tuyến”, chương trình đào tạo giảng viên về phương pháp và công cụ dạy học trực tuyến (ToTeL).
Những bài mới nhất
-
Chuyên đề “DC2. Biên soạn tài nguyên dạy học trực tuyến”
30/04/2021, của Nguyễn Tấn Đại -
ToTeL: 20 bài học về dạy học trực tuyến
30/04/2021, của Nguyễn Tấn ĐạiGiới thiệu tổng quan về 20 bài học của chương trình đào tạo giảng viên về phương pháp và công cụ dạy học trực tuyến, thiết kế trong khuôn khổ Đề án “Mô hình giáo dục 4.0 trên nền tảng áp dụng CDIO hiện đại tại ĐHQG-HCM giai đoạn 2018-2022”.
-
Hoàng tử bé: Cuộc du hành yêu thương vô tận
13/04/2021, của Nguyễn Tấn ĐạiToàn bộ cuộc hành trình của cậu được tác giả kể lại với một tình cảm yêu mến chứa chan, như một mối nhân duyên gắn bó kì lạ với kí ức tuổi thơ thuở lên sáu, của một cậu bé lớn lên trong cô độc vì xung quanh không có một ai hiểu được mình. Cũng giống như cậu hoàng tử bé sống một mình trên tiểu hành tinh B612 bé nhỏ, cùng với ba ngọn núi lửa, trong đó một ngọn đã tắt, và một bông hoa hồng đỏm dáng. Được cậu coi sóc chăm bẵm hết mực, nhưng bông hoa vẫn thường xuyên tỏ ra cáu bẳn, khó chịu. Không hiểu duyên cớ vì đâu, cậu rất đỗi hoang mang, buồn rầu, và quyết định du hành sang các hành tinh khác để tìm kiếm một người bạn.
-
Niềm tin cuộc sống
12/02/2021, của Nguyễn Tấn ĐạiTrong cuộc sống, đôi khi chúng ta mất đi niềm tin. Vào nhà chức trách. Vào môi trường xã hội xung quanh. Vào người khác. Và vào chính bản thân mình. Đến độ một lúc nào đó muốn phục dựng niềm tin, người ta không còn biết phải bắt đầu từ đâu, từ ai, từ lúc nào… Tốc độ cuộc sống càng quay cuồng, người ta càng vội vã muốn có thật nhiều thứ thật nhanh chóng. Tới mức đôi khi quên bẵng đi rằng niềm tin cũng giống như cây cối, cần được vun xới chăm bón hàng ngày mà không trông mong vào bất cứ điều gì kì diệu nào khiến nó vụt lớn.
-
Tản mạn nghề giáo (4)
23/11/2020, của Nguyễn Tấn ĐạiSuốt hành trình viễn xứ đến nay gần tròn 20 năm, tôi chưa bao giờ thấy buồn hay băn khoăn về sự từ chối của quê hương và về sự ra đi của mình. Tôi bình thản nhìn sự việc, chấp nhận như nó vốn thế và, với người thầy tự tâm dẫn dắt trong mình, luôn không ngừng học hỏi và kiên trì đi tới, chuyển tải tâm huyết của mình cho quê hương, cho nghề giáo, theo những cách thức thích hợp nhất và hiệu quả nhất có thể. Điều duy nhất tôi băn khoăn trong lòng, đó là, với những lứa học trò đã từng trải nghiệm phong cách mới lạ của tôi trong một năm học ngắn ngủi, liệu quay lại một guồng máy cũ có phải là một sự thiệt thòi cho các em.
-
Tản mạn nghề giáo (3)
22/11/2020, của Nguyễn Tấn ĐạiThầy vẫn hứa nhận lời hướng dẫn, dựa vào quá trình tôi hợp tác tích cực trong một đề tài nghiên cứu quốc tế do Thầy chủ trì, nhưng ôn tồn bảo tao sẽ giúp mày sửa lại đề cương nghiên cứu. Hiện giờ cái đề tài của mày nó lung linh hoành tráng giống như một toà kim tự tháp vậy; nhưng tao không thể hướng dẫn mày giải quyết mọi vấn đề của cái toà tháp ấy. Tao chỉ có thể hướng dẫn mày nghiên cứu một viên đá dưới chân tháp thôi, cho tới chừng nào mày là người hiểu rõ nhất cái viên đá ấy, không ai bằng kể cả tao, thì sẽ xong cái luận án.
-
Tản mạn nghề giáo (2)
21/11/2020, của Nguyễn Tấn ĐạiChắc là “duyên” đã định, vì chính trong mùa hè ấy tôi đã thay đổi tâm thế, không chỉ trong cuộc sống, học hành mà cả chuyện tình cảm. Để rồi năm 2, tôi cùng hai người bạn cùng lớp nữa cũng được trải nghiệm hai tháng thực tập ngôn ngữ và văn hoá tại Pháp. Hai tháng trải nghiệm văn hoá Pháp thời sinh viên ấy giống như hai tháng “trăng mật” của một tình yêu vừa chớm nở, rồi đơm hoa kết trái cho đến hơn 20 năm sau. Gần đây, tìm hiểu lại lịch sử quê hương mình, tôi lờ mờ nhận ra rằng, có lẽ, mình đã may mắn tiếp nhận được một mối “duyên khởi” từ xa xưa tại cái “thung lũng Mây” bé nhỏ thân thương miền cao nguyên sơn cước.
-
Tản mạn nghề giáo (1)
20/11/2020, của Nguyễn Tấn ĐạiSuốt 12 năm học phổ thông, tôi đã học qua hàng chục thầy cô giáo. Có những người nhạt nhoà như cơn mưa cơn gió lướt qua, không đọng lại điều gì đáng kể ngoài những kiến thức đã học dần phôi pha theo năm tháng, và những con điểm cùng vài lời nhận xét vắn tắt còn lưu trong học bạ. Có những người để lại ấn tượng sâu sắc, cả theo hướng tiêu cực hay tích cực. Nhưng trên hết, tôi hay nhớ và trân trọng những thầy cô, thậm chí những khoảnh khắc, đã giúp khơi gợi những tâm tư, tình cảm sâu thẳm trong con người, dù đôi khi đó chỉ là những “giáo viên môn phụ” trong mắt nhiều người.
-
Tin đồn, tin giả, và fact-checking
11/11/2020, của Nguyễn Tấn ĐạiNhờ có sự khai phá và lan toả thông tin mà con người có thể cải thiện hiểu biết về của mình thế giới xung quanh, từ đó mà dần bớt đi mông muội. Nhưng ngược lại, đi cùng với sự lan toả thông tin sự thật là tin đồn, với nhiều chủ đích khác nhau, không phải lúc nào cũng phục vụ mục đích phát triển hay tiến bộ, mà có khi khiến cho con người trở nên lầm lạc, ngu muội hơn.
-
Fact-checking: Tra cứu sự thật
11/11/2020, của Nguyễn Tấn ĐạiDù bản thân các hệ thống tra cứu sự thật này đôi khi không có đủ căn cứ để dẫn đến kết luận thực sự rõ ràng trong một số trường hợp, thì đa phần các kết quả kiểm chứng đều có độ xác thực và tin cậy cao. Do đó, đây chính là những nguồn tra cứu rất cần thiết và bổ ích cho bất cứ ai muốn tìm kiếm sự thật khách quan phía sau các tin đồn, tin nhảm, tin giả mà mình nhận được hàng ngày, hàng giờ qua mạng xã hội.
Lời bình mới nhất