Địa danh “Dran” (tiếng Pháp) được nhắc đến nhiều lần trong báo cáo của bác sĩ Étienne Tardif về bảy chuyến thám hiểm cao nguyên Lang Bian trong khuôn khổ nhiệm vụ của Phái đoàn Guynet trong hai năm 1899-1900. Đặc biệt, tài liệu này có nhắc đến địa danh “Karran” (một lần duy nhất), có lẽ như là một địa danh thuộc phạm vi “Dran”.
Trang chủ > Tản mạn > Đơn Dương
Đơn Dương
Viết về Đơn Dương, viết cho Đơn Dương, viết để tìm lại chính mình.
-
Đi tìm gốc tích địa danh “Dran” (4)
01/09/2024, của Nguyễn Tấn Đại -
Đi tìm gốc tích địa danh “Dran” (3)
24/08/2024, của Nguyễn Tấn ĐạiKể từ nghị định số 592-BNV/HC/P7/NĐ ngày 30/10/1958 của Tổng thống Việt Nam Cộng hoà, địa danh “Dran” đã biến mất khỏi các văn bản hành chính sau khi được ghi nhận trong một quãng thời gian ngắn ngủi, chưa đầy nửa năm. Nơi đặt trạm bưu điện và trạm hành chính Dran năm xưa đã được đổi tên thành xã Lạc Nghiệp, thuộc tổng Xuân Lạc (cùng với xã Xuân Trường).
-
Đi tìm gốc tích địa danh “Dran” (2)
22/08/2024, của Nguyễn Tấn ĐạiCó lẽ chính chuyến đi khảo sát cao nguyên Lang Bian của toàn quyền Doumer cùng bác sĩ Yersin trong khoảng tháng 02-03/1899, với chặng dừng nghỉ ngơi bên bờ sông tại Dran, đã giúp địa danh này xuất hiện trong các kế hoạch xây dựng đường bộ và đường sắt mà Doumer cho triển khai quyết liệt trong những năm 1899-1900, nhằm kết nối giao thông phục vụ phát triển thành phố Đà Lạt.
-
Đi tìm gốc tích địa danh “Dran” (1)
20/08/2024, của Nguyễn Tấn ĐạiTrong sổ tay hành trình nhật kí của mình, các trang số 121-123, bác sĩ Yersin đã ghi chú đến làng M’Lonne (M’Lọn) lúc 3 giờ chiều ngày 24/06/1893, nghỉ đêm tại đây, qua ngày 25/06 vượt sông Da Gnine (Đa Nhim) lúc 6 giờ 50 phút sáng, đến làng Bô Kraan lúc 8 giờ 15, đến Kè Dô (Ka Đô) lúc 11 giờ 25, dừng nghỉ trưa tại Diom trước khi tiếp tục hành trình qua gần Dran khoảng 2 giờ chiều để xuống núi, đến La Klot lúc 4 giờ chiều, Dagnepen lúc 5 giờ 45, P’Hô lúc 9 giờ tối và P’Hô Tân Ngam (Tầm Ngân) lúc 10 giờ tối.
-
Truyền thuyết con dê đi lạc
11/02/2024, của Nguyễn Tấn ĐạiNgày xửa ngày xưa, một ngày đông lạnh giá ở xứ Dran miền Thượng có một con dê đi lạc. Quãng đường nó lạc bắt đầu từ đoạn sông Đa Nhim dưới chân núi Kanan, nơi sau này người ta xây đập thuỷ điện Đa Nhim; từ đó vùng đất này có tên là Quảng Lạc.
-
Hồi ức cầu xe lửa Dran
12/07/2020, của Nguyễn Tấn ĐạiTrong bụng nghĩ rằng, hồi xưa mới “vào nghề” bằng chiếc máy ảnh compact mà còn chụp được tác phẩm ưng ý đến vậy, nên với bộ “đồ nghề” chuyên nghiệp trên tay hôm ấy, ắt phải có thêm nhiều “tuyệt phẩm”. Nhưng thực sự tôi đã nhầm. Trong loạt ảnh chụp này, các bức từ xa đến gần, từ dọc đến ngang với các bụi cây làm tiền cảnh, hết thảy đều không có được cái thần thái đã thu được trong bức ảnh đầu tay năm xưa.
-
Dòng sông tuổi thơ
13/09/2013, của Nguyễn Tấn ĐạiĐứng giữa lòng hồ, nhìn về phương Nam. Mênh mông nước nguồn, dạt dào sóng vỗ. Núi đồi xa xa, chìm trong mây mù. Gió lồng lộng thổi, lòng se sắt buồn... Cả xứ Dran khuất dưới tầm mắt. Bờ đập ngăn đôi dòng, ngọn nguồn cách trở. Sông dài thoi thóp nằm yên qua ngày đoạn tháng... Một mái chùa thấp thoáng trong mây mù, giữa núi đồi trùng điệp. Dường như đây là cứu cánh tâm linh, ngăn trở tầm mắt mà không cách li tâm hồn! Có vẻ như mái chùa này là điểm nhìn giao hoà giữa thượng nguồn ăm ắp và hạ nguồn khao khát...
-
Đơn Dương trong tôi (3)
11/05/2013, của Nguyễn Tấn ĐạiDưới áp lực phải thắng cách biệt từ 6 bàn trở lên mới giành được vé đi Đà Lạt, đội Thạnh Mỹ đã dẫn trước 3-0 với sự tung hoành của ”danh thủ” Kiếm. Nhưng trong một pha tấn công, đội Bán công Dran ghi được một bàn vào lưới đội Thạnh Mỹ, trọng tài thổi còi công nhận bàn thắng thì các cổ động viên quá khích nhao nhao phản đối vì cho rằng trước đó đội Bán công Dran đã phạm lỗi. Không khí trở nên căng thẳng.
-
Đơn Dương trong tôi (2)
10/05/2013, của Nguyễn Tấn ĐạiCả trường tập trung vòng quanh khu lửa trại. Đêm tối. Đèn điện tắt hết. Ngọn lửa xuất hiện từ trên cao. Mọi người ồ vang. Ngọn lửa từ từ trượt xuống, trượt xuống trong bài gọi rước lửa của thầy Hiệu trưởng Lê Thanh Hợi vang vang trầm hùng hơi thở núi rừng. Nó trượt xuống giữa chừng rồi... đứng yên. Ngay chỗ gấp khúc duy nhất. Mặc dây rung. Mặc bài gọi rước lửa hào hùng. Mặc đám đông hò reo. Nó vẫn đứng yên. Chàng Phó nóng đỏ mặt mày… Giải pháp cuối cùng : ngọn lửa đứng yên từ xa, và ngọn đuốc tay châm bùng lên ngọn lửa trại bập bùng…
-
Đơn Dương trong tôi (1)
09/05/2013, của Nguyễn Tấn ĐạiNgày xửa ngày xưa, ở một vương quốc nọ giữa núi rừng cao nguyên, có một cộng đồng sinh sống trong một thung lũng nhỏ, có con sông Đa Nhim chảy ngang. Con sông tương truyền là dòng nước mắt của nàng Hơ Bian khóc chồng Ka Lang đi kiện trời cứu dân không thành... Bác sĩ Yersin trên hành trình khám phá cao nguyên Lang Bian đã đi ngang vùng đất đó. Đứng trên cao nhìn xuống, thung lũng đầy mây trắng bay. Và ông gọi nó bằng một cái tên thân thương: Thung lũng Mây...
0 | 10