Nghị viện châu Âu có thể được xem là một biểu tượng của tinh thần hợp tác và dân chủ cộng đồng cao độ. Thuộc 27 quốc gia với đặc thù lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ cũng như trình độ phát triển kinh tế xã hội rất khác biệt, nhưng mỗi tháng hàng ngàn con người (mỗi nghị sĩ châu Âu thường phải có ít nhất một phụ tá đi kèm) luôn đều đặn tụ hội về, họp bàn, thảo luận, chất vấn, giải trình,... và đưa ra bao nhiêu quyết nghị liên quan đến quốc kế dân sinh trong khắp châu lục.
Trang chủ > Tản mạn > Đi và ngẫm
Đi và ngẫm
Đi. Ngắm. Chụp. Ngẫm. Viết...
-
Strasbourg kí sự (11)
16/04/2019, của Nguyễn Tấn Đại -
Strasbourg kí sự (10)
18/03/2019, của Nguyễn Tấn ĐạiMột chi lưu của sông Rhin là sông Ill, chảy qua và bao bọc lấy Strasbourg như vòng tay mẹ ôm con vào lòng. Nước trôi chầm chậm hiền hoà, thỉnh thoảng những chú vịt trời hay thiên nga lững lờ bơi theo dòng nước, thậm chí có cả những chú rái cá chúi đầu kiếm mồi bình thản ngay cả trước mặt khách bộ hành lững thững dạo bộ hay người ngồi sưởi nắng trên kè dọc bờ sông.
-
Strasbourg kí sự (9)
02/06/2013, của Nguyễn Tấn ĐạiToàn bộ công trình được xây bằng đá màu hồng sậm, tạo cho toà giáo đường một dáng vẻ trang nghiêm trầm mặc, mỗi người đi ngang hay bước vào trong bỗng mặc nhiên thu mình nhỏ bé, đi nhẹ nói khẽ, kính cẩn trước một quyền năng tối thượng vô hình. Cho đến thế kỉ XIX, đây vẫn là toà giáo đường cao nhất ở phương Tây; và đến cả Victor Hugo, “cha đẻ” của anh gù Quasimodo nhà thờ Đức Bà Paris, cũng phải tán thưởng bằng lời nhận xét: “điều kì diệu hoành tráng và tinh tế”.
-
Strasbourg kí sự (8)
31/05/2013, của Nguyễn Tấn ĐạiNhững cái tên mà ai cũng chờ đợi khi đến Paris, như tháp Eiffel, Khải Hoàn Môn, nhà thờ Đức Bà,... thì thường chỉ là nơi đến một hai lần rồi thôi. Nhưng nhiều người thích sống ở Paris lại không phải vì những cái tên đó, mà là vì không gian sống hài hoà giữa một siêu đô thị. Ở Paris có những góc phố không lớn, chỉ nhỏ vừa, nhỏ nhỏ hay rất nhỏ, nhưng rất thú vị, và chính những góc ấy mới làm cho thành phố này trở thành nơi đáng mơ ước để sinh sống và làm việc.
-
Strasbourg kí sự (7)
28/05/2013, của Nguyễn Tấn ĐạiNói đến Paris, người ta thường hay nghĩ đến tên gọi “kinh đô ánh sáng”. Tên gọi này có nguồn gốc từ việc Paris là thành phố đầu tiên trên thế giới thiết lập hệ thống chiếu sáng công cộng vào thế kỉ XVII. Nhưng tôi vẫn ấn tượng nhất với một câu nhận xét của một cô giáo cũ thời đại học, khi trò chuyện sau một buổi học môn chuyên ngành bằng tiếng Pháp: “Điều tôi thích nhất ở Paris chính là người ta có thể làm bất cứ điều gì họ muốn...”
-
Strasbourg kí sự (6)
26/05/2013, của Nguyễn Tấn ĐạiTrong cuộc hành trình này, tôi có một dịp quay trở lại Paris. [...] Nghĩ đến Paris, có thể ta thường hay nghĩ đến chốn đô hội phố phường hoa lệ. Nhưng đón những bước chân đầu tiên tôi đến Paris là một thế giới... ngầm trong lòng đất.
-
Strasbourg kí sự (5)
17/05/2013, của Nguyễn Tấn ĐạiUNESCO thể hiện rất rõ tinh thần tôn trọng đặc thù văn hoá bản địa [...] Dọc hai bên đường của tất cả các lối đi bên trong trụ sở, hầu như luôn luôn có các cuộc triển lãm hay các vật phẩm văn hoá nghệ thuật trang trí có nguồn gốc từ nhiều nước khác nhau. Tất cả các bảng hiệu và thông tin chỉ dẫn thì đương nhiên đều phải bằng sáu ngôn ngữ chính thức của Liên hiệp quốc.
-
Strasbourg kí sự (4)
16/05/2013, của Nguyễn Tấn ĐạiLà thành phố đông dân thứ bảy của cả nước Pháp, nhưng Strasbourg chỉ có chưa đến 500.000 dân trong nội thị. Mệnh danh là một trong hai thành phố “đầu não” của châu Âu, Strasbourg lại không có dáng vẻ rộn rịp sầm uất. Ngoại trừ các con đường cao tốc bao quanh thành phố, ở nội thị thành phố này không có những đại lộ lớn mà chủ yếu là những con đường nhỏ.
-
Strasbourg kí sự (3)
15/05/2013, của Nguyễn Tấn ĐạiNơi tôi làm việc có tên là Phòng thí nghiệm Liên đại học về Khoa học Giáo dục và Truyền thông, viết tắt là LISEC, nằm ở tầng áp mái trên cùng. Có hai ngõ đi lên, một là cái thang máy “tí hon” vì chỉ vừa đủ chỗ cho... hai người đứng, phải khéo léo xoay ngang rón rén cúi người mới bấm được nút lên lầu hai, bởi vậy trừ khi phải mang vác gì nặng, còn thì tôi hay đi bộ lên qua ngõ cầu thang gỗ, chân cố bước nhẹ nhưng vẫn cứ kêu đồm độp giống như nện giày đinh.
-
Strasbourg kí sự (2)
14/05/2013, của Nguyễn Tấn ĐạiNgay giữa khu trung tâm của trường là toà nhà chính có tên là “Cung điện đại học” (Palais Universitaire) đường bệ uy nghi. Trước mặt là bãi cỏ trải dài, hai bên hai hàng cây khô trụi lá; tháng ba giờ này vẫn còn là cuối mùa đông. Rải rác vài nhóm sinh viên ngồi trên ghế gỗ bố trí dọc hai bên đường đi hay quây quần trên bãi cỏ nói chuyện, đàn hát. Bức tượng nhà thơ nhà văn nhà biên kịch Goethe rêu phong bình thản nhìn đám trẻ con của ngôi trường tiểu học ngay bên cạnh chơi đùa, và không biết có chút nào thương hại dành cho anh chàng “nhà quê” đang đi lòng vòng hỏi chỗ mà chẳng ai biết để chỉ cho chính xác hay không.
0 | 10