Duyên lành hội tụ, yêu thương kết nối, những miền đất tưởng là xa lạ Lausanne, Le Mans, Paris, Sài Gòn, Dran, Đà Lạt trở thành gần gũi, chừng như những áng mây bảng lảng trên bầu trời không ngừng trôi vượt không gian xuyên thời gian, cùng muôn vàn vì sao đêm lấp lánh tạo nên những dấu chấm nối liền đường bay dang dở của Saint-Ex thuở nào.
Trang chủ > Ngôn luận và văn chương > Văn chương
Văn chương
-
Hoàng tử bé và những mối duyên lành (5)
17/04/2022, của Nguyễn Tấn Đại -
Hoàng tử bé và những mối duyên lành (4)
17/04/2022, của Nguyễn Tấn ĐạiSuốt một tuần lễ cuối tháng 7 tại Bảo Lộc, đúng dịp tròn một năm ngày cưới, ngoài giờ ăn và ngủ tôi gần như chỉ có ôm sách vở ngồi dịch truyện. Một mạch từ ngày 25, tôi xem lại bản dịch từ đầu, biên tập đôi chút và dịch tiếp đến ngày 31 thì hoàn tất bản dịch viết tay.
-
Hoàng tử bé và những mối duyên lành (3)
12/03/2022, của Nguyễn Tấn ĐạiSự cô độc là mối nhân duyên kì lạ gắn kết hoàng tử bé và chú phi công. Sự cô độc cũng là chất xúc tác cho cuộc hạnh ngộ 100 năm trên đất Pháp, ở thành phố Le Mans nhỏ bé yên bình. Lần đầu tiên tôi đọc “Hoàng tử bé” với tất cả sự trong trẻo nguyên sơ ban đầu. Lần đầu tiên tôi đọc Saint-Ex với ấn phẩm cuối cùng mà ông đã dày công trau chuốt.
-
Hoàng tử bé và những mối duyên lành (2)
27/02/2022, của Nguyễn Tấn ĐạiTrong đêm 30 rạng sáng 31 tháng 12, khi bay ngang qua vùng trời giáp ranh giữa Lybia và Ai Cập, ông lái máy bay hạ thấp xuống dưới nhằm tránh một vùng mây lớn, và tai nạn đã xảy ra [...] Suốt ba ngày vật vã lê chân vô định giữa muôn trùng cát, có những lúc chỉ thấy toàn ảo ảnh, tưởng đã chết đi sống lại, cuối cùng may mắn có một đoàn du mục đi ngang. Giữa chói chang sa mạc cổ họng cháy khô, một tiếng kêu cũng không buông ra nổi, bóng người du mục nghèo khó hiện ra trước mắt hai nạn nhân giống như là “đức chúa trời đầy quyền năng ban trao nước uống”, một thức uống nhiệm màu mang sự sống trở về từ bên bờ cõi chết.
-
Hoàng tử bé và những mối duyên lành (1)
13/02/2022, của Nguyễn Tấn ĐạiCâu hỏi đầu tiên hội đồng đặt ra là dạy tác phẩm này ở lớp 6 có quá sức học sinh hay không, vì trong mắt các thành viên hội đồng tác phẩm này rất khó hiểu. Hơn nữa, tại sao không chọn bản dịch của một dịch giả tên tuổi hoặc đang phổ biến như Bùi Giáng, Nguyễn Thành Long, Vĩnh Lạc, Châu Diên, Trác Phong… mà lại là bản dịch của một người không tên tuổi đã ngưng phát hành từ lâu.