Ngay cả khi mạng lưới metro hoàn thiện trong 10-20 năm tới, thì vẫn cần có một mạng-lưới-xe-buýt thực thụ để khoả lấp các khoảng trống ấy. Chuyển từ một hệ thống các tuyến xe buýt rời rạc thành một mạng lưới xe buýt, vận hành liên thông như một mạng lưới metro trên mặt đất, là việc có thể và nên làm ngay từ bây giờ.
Trang chủ > Ngôn luận và văn chương > Xã hội
Xã hội
-
Đi metro, nghĩ về buýt
10/01/2025, của Nguyễn Tấn Đại -
Ngôn ngữ bình luận viên và sự lựa chọn
05/06/2015, của Nguyễn Tấn ĐạiNhớ những năm 1990, có một chương trình vận động bảo vệ môi trường khá ấn tượng, với hình ảnh biên tập viên Trần Bình Minh, nay là Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, ngồi trên một chiếc thuyền nhỏ, phía sau là mặt hồ lộng gió, nhìn thẳng vào khán giả và nói: “Đất nước chúng ta có xanh tươi sạch đẹp hay không, điều đó tuỳ thuộc vào bạn, vào tôi, và vào tất cả chúng ta”. Hai mươi năm đã qua, chúng ta không thay đổi được nữa. Nhưng hai mươi năm tới, vẫn phải hỏi rằng đất nước ta có xanh tươi sạch đẹp hay không?
-
Những nhược điểm lớn trong mã số công dân 12 chữ số của Bộ Công an
27/09/2013, của Nguyễn Tấn ĐạiSo với mục đích quản lí của Bộ Công an, mỗi một vị trí của chuỗi mã số 12 chữ số này đều gây lãng phí nguồn tài nguyên ở mức độ cực lớn mà hiệu quả tích hợp thông tin không tương xứng. Với cùng mục đích, cấu trúc mã định danh công dân đã nêu trong bài Lời giải cho “đề bài” mã định danh công dân 10 con số của GS Ngô Bảo Châu có nhiều ưu điểm hơn. Đó có thể không phải là giải pháp tối ưu sau cùng, nhưng chắc chắn gợi ra được một hướng đi để tìm những giải pháp cân bằng nhiều yếu tố lợi ích cả ngắn hạn và lâu dài, cả ở góc độ nhà quản lí lẫn người dân.
-
Lời giải cho “đề bài” mã định danh công dân 10 con số của GS Ngô Bảo Châu
13/09/2013, của Nguyễn Tấn ĐạiVới cấu trúc mã định danh 10 chữ số này, trên lí thuyết có thể cấp cho mọi công dân Việt Nam trong vòng 1.000 năm. Nhìn vào mỗi mã định danh của một người, ta có thể nhanh chóng biết ngay người đó bao nhiêu tuổi, và đăng kí thường trú ở đâu khi mới sinh ra.