Kể từ nghị định số 592-BNV/HC/P7/NĐ ngày 30/10/1958 của Tổng thống Việt Nam Cộng hoà, địa danh “Dran” đã biến mất khỏi các văn bản hành chính sau khi được ghi nhận trong một quãng thời gian ngắn ngủi, chưa đầy nửa năm. Nơi đặt trạm bưu điện và trạm hành chính Dran năm xưa đã được đổi tên thành xã Lạc Nghiệp, thuộc tổng Xuân Lạc (cùng với xã Xuân Trường).
Trang chủ > Từ khoá > Đơn Dương > Đơn Dương
Đơn Dương
Bài viết
-
Đi tìm gốc tích địa danh “Dran” (3)
24, tháng tám 2024, của Nguyễn Tấn Đại -
Hồi ức cầu xe lửa Dran
12, tháng bảy 2020, của Nguyễn Tấn ĐạiTrong bụng nghĩ rằng, hồi xưa mới “vào nghề” bằng chiếc máy ảnh compact mà còn chụp được tác phẩm ưng ý đến vậy, nên với bộ “đồ nghề” chuyên nghiệp trên tay hôm ấy, ắt phải có thêm nhiều “tuyệt phẩm”. Nhưng thực sự tôi đã nhầm. Trong loạt ảnh chụp này, các bức từ xa đến gần, từ dọc đến ngang với các bụi cây làm tiền cảnh, hết thảy đều không có được cái thần thái đã thu được trong bức ảnh đầu tay năm xưa.
-
Người Dran nay đọc “Chuyện xứ Dran xưa”
2, tháng mười 2020, của Nguyễn Tấn ĐạiHình ảnh hai người thầy giáo trẻ nhẩn nha uống cà phê đợi tàu, rồi lững thững đến đứng ở một góc sân ga, quan sát khung cảnh bỗng chốc huyên náo nồng nhiệt rồi cũng bỗng chốc rơi ngược vào thinh lặng, thật là đầy cảm xúc. Cũng đoạn phim tương tự như thế, nhưng vào chiều ba mươi Tết thì các nhân vật vắng đi, chỉ còn một thầy giáo đơn độc trầm ngâm trước một đoàn tàu thưa khách, lặng mình trước một cảnh đoàn viên đầy yêu thương, rồi ưu tư rảo bước trên lối về xẩm tối thấp thoáng ánh đèn thoang thoảng hương trầm ngày cuối năm.
-
Đi tìm gốc tích địa danh “Dran” (4)
1, tháng chín 2024, của Nguyễn Tấn ĐạiĐịa danh “Dran” (tiếng Pháp) được nhắc đến nhiều lần trong báo cáo của bác sĩ Étienne Tardif về bảy chuyến thám hiểm cao nguyên Lang Bian trong khuôn khổ nhiệm vụ của Phái đoàn Guynet trong hai năm 1899-1900. Đặc biệt, tài liệu này có nhắc đến địa danh “Karran” (một lần duy nhất), có lẽ như là một địa danh thuộc phạm vi “Dran”.
-
Đơn Dương trong tôi (3)
11, tháng năm 2013, của Nguyễn Tấn ĐạiDưới áp lực phải thắng cách biệt từ 6 bàn trở lên mới giành được vé đi Đà Lạt, đội Thạnh Mỹ đã dẫn trước 3-0 với sự tung hoành của ”danh thủ” Kiếm. Nhưng trong một pha tấn công, đội Bán công Dran ghi được một bàn vào lưới đội Thạnh Mỹ, trọng tài thổi còi công nhận bàn thắng thì các cổ động viên quá khích nhao nhao phản đối vì cho rằng trước đó đội Bán công Dran đã phạm lỗi. Không khí trở nên căng thẳng.
-
Tiếng chuông ngân
13, tháng năm 2008, của Nguyễn Tấn ĐạiĐi xa đã nhiều năm, gặp qua nhiều nhà thờ, giáo đường rộng lớn, nhiều tháp chuông cao bề thế, nhưng dường như chưa ở đâu tôi nghe được tiếng chuông hay như ở quê mình. Vì sao? Tôi vẫn luôn tự hỏi. Phải chăng trong tiếng chuông đó có quyện cả ngọn gió, làn hơi của núi rừng từ trên cao vọng xuống các mái nhà dân dã? Hay phải chăng vì nó gắn liền với một miền ký ức mộng mơ mà tôi không thể có được ở những vùng đất khác?
-
Dòng sông tuổi thơ
13, tháng chín 2013, của Nguyễn Tấn ĐạiĐứng giữa lòng hồ, nhìn về phương Nam. Mênh mông nước nguồn, dạt dào sóng vỗ. Núi đồi xa xa, chìm trong mây mù. Gió lồng lộng thổi, lòng se sắt buồn... Cả xứ Dran khuất dưới tầm mắt. Bờ đập ngăn đôi dòng, ngọn nguồn cách trở. Sông dài thoi thóp nằm yên qua ngày đoạn tháng... Một mái chùa thấp thoáng trong mây mù, giữa núi đồi trùng điệp. Dường như đây là cứu cánh tâm linh, ngăn trở tầm mắt mà không cách li tâm hồn! Có vẻ như mái chùa này là điểm nhìn giao hoà giữa thượng nguồn ăm ắp và hạ nguồn khao khát...
-
Đơn Dương trong tôi (2)
10, tháng năm 2013, của Nguyễn Tấn ĐạiCả trường tập trung vòng quanh khu lửa trại. Đêm tối. Đèn điện tắt hết. Ngọn lửa xuất hiện từ trên cao. Mọi người ồ vang. Ngọn lửa từ từ trượt xuống, trượt xuống trong bài gọi rước lửa của thầy Hiệu trưởng Lê Thanh Hợi vang vang trầm hùng hơi thở núi rừng. Nó trượt xuống giữa chừng rồi... đứng yên. Ngay chỗ gấp khúc duy nhất. Mặc dây rung. Mặc bài gọi rước lửa hào hùng. Mặc đám đông hò reo. Nó vẫn đứng yên. Chàng Phó nóng đỏ mặt mày… Giải pháp cuối cùng : ngọn lửa đứng yên từ xa, và ngọn đuốc tay châm bùng lên ngọn lửa trại bập bùng…
-
Đơn Dương trong tôi (1)
9, tháng năm 2013, của Nguyễn Tấn ĐạiNgày xửa ngày xưa, ở một vương quốc nọ giữa núi rừng cao nguyên, có một cộng đồng sinh sống trong một thung lũng nhỏ, có con sông Đa Nhim chảy ngang. Con sông tương truyền là dòng nước mắt của nàng Hơ Bian khóc chồng Ka Lang đi kiện trời cứu dân không thành... Bác sĩ Yersin trên hành trình khám phá cao nguyên Lang Bian đã đi ngang vùng đất đó. Đứng trên cao nhìn xuống, thung lũng đầy mây trắng bay. Và ông gọi nó bằng một cái tên thân thương: Thung lũng Mây...
-
Xe buýt
16, tháng năm 2008, của Nguyễn Tấn ĐạiThằng cháu lên lớp bảy, chân tay lòng ngòng. Nó vẫn đi học bằng xe buýt. Hỏi con lên xe có nhường chỗ cho bạn nữ không. Ỏn ẻn cười. Con phải nhớ điều này: lên xe buýt, người trẻ phải nhường chỗ cho người già, người lớn phải nhường chỗ cho trẻ em, người nam phải nhường chỗ cho người nữ. Nhưng không có chỗ, ai cũng ngồi hết mà. Không ai làm thì con vẫn cứ làm, đàn ông thanh niên mà, đúng không. Ỏn ẻn cười.
0 | 10