Duyên lành hội tụ, yêu thương kết nối, những miền đất tưởng là xa lạ Lausanne, Le Mans, Paris, Sài Gòn, Dran, Đà Lạt trở thành gần gũi, chừng như những áng mây bảng lảng trên bầu trời không ngừng trôi vượt không gian xuyên thời gian, cùng muôn vàn vì sao đêm lấp lánh tạo nên những dấu chấm nối liền đường bay dang dở của Saint-Ex thuở nào.
Trang chủ > Từ khoá > Tản mạn > Paris
Paris
Bài viết
-
Hoàng tử bé và những mối duyên lành (5)
17, tháng tư 2022, của Nguyễn Tấn Đại -
Strasbourg kí sự (6)
26, tháng năm 2013, của Nguyễn Tấn ĐạiTrong cuộc hành trình này, tôi có một dịp quay trở lại Paris. [...] Nghĩ đến Paris, có thể ta thường hay nghĩ đến chốn đô hội phố phường hoa lệ. Nhưng đón những bước chân đầu tiên tôi đến Paris là một thế giới... ngầm trong lòng đất.
-
Strasbourg kí sự (7)
28, tháng năm 2013, của Nguyễn Tấn ĐạiNói đến Paris, người ta thường hay nghĩ đến tên gọi “kinh đô ánh sáng”. Tên gọi này có nguồn gốc từ việc Paris là thành phố đầu tiên trên thế giới thiết lập hệ thống chiếu sáng công cộng vào thế kỉ XVII. Nhưng tôi vẫn ấn tượng nhất với một câu nhận xét của một cô giáo cũ thời đại học, khi trò chuyện sau một buổi học môn chuyên ngành bằng tiếng Pháp: “Điều tôi thích nhất ở Paris chính là người ta có thể làm bất cứ điều gì họ muốn...”
-
Strasbourg kí sự (8)
31, tháng năm 2013, của Nguyễn Tấn ĐạiNhững cái tên mà ai cũng chờ đợi khi đến Paris, như tháp Eiffel, Khải Hoàn Môn, nhà thờ Đức Bà,... thì thường chỉ là nơi đến một hai lần rồi thôi. Nhưng nhiều người thích sống ở Paris lại không phải vì những cái tên đó, mà là vì không gian sống hài hoà giữa một siêu đô thị. Ở Paris có những góc phố không lớn, chỉ nhỏ vừa, nhỏ nhỏ hay rất nhỏ, nhưng rất thú vị, và chính những góc ấy mới làm cho thành phố này trở thành nơi đáng mơ ước để sinh sống và làm việc.
-
Strasbourg kí sự (5)
17, tháng năm 2013, của Nguyễn Tấn ĐạiUNESCO thể hiện rất rõ tinh thần tôn trọng đặc thù văn hoá bản địa [...] Dọc hai bên đường của tất cả các lối đi bên trong trụ sở, hầu như luôn luôn có các cuộc triển lãm hay các vật phẩm văn hoá nghệ thuật trang trí có nguồn gốc từ nhiều nước khác nhau. Tất cả các bảng hiệu và thông tin chỉ dẫn thì đương nhiên đều phải bằng sáu ngôn ngữ chính thức của Liên hiệp quốc.