Trong bụng nghĩ rằng, hồi xưa mới “vào nghề” bằng chiếc máy ảnh compact mà còn chụp được tác phẩm ưng ý đến vậy, nên với bộ “đồ nghề” chuyên nghiệp trên tay hôm ấy, ắt phải có thêm nhiều “tuyệt phẩm”. Nhưng thực sự tôi đã nhầm. Trong loạt ảnh chụp này, các bức từ xa đến gần, từ dọc đến ngang với các bụi cây làm tiền cảnh, hết thảy đều không có được cái thần thái đã thu được trong bức ảnh đầu tay năm xưa.
Trang chủ > Từ khoá > Đơn Dương > đường sắt răng cưa
đường sắt răng cưa
Bài viết
-
Hồi ức cầu xe lửa Dran
12, tháng bảy 2020, của Nguyễn Tấn Đại -
Người Dran nay đọc “Chuyện xứ Dran xưa”
2, tháng mười 2020, của Nguyễn Tấn ĐạiHình ảnh hai người thầy giáo trẻ nhẩn nha uống cà phê đợi tàu, rồi lững thững đến đứng ở một góc sân ga, quan sát khung cảnh bỗng chốc huyên náo nồng nhiệt rồi cũng bỗng chốc rơi ngược vào thinh lặng, thật là đầy cảm xúc. Cũng đoạn phim tương tự như thế, nhưng vào chiều ba mươi Tết thì các nhân vật vắng đi, chỉ còn một thầy giáo đơn độc trầm ngâm trước một đoàn tàu thưa khách, lặng mình trước một cảnh đoàn viên đầy yêu thương, rồi ưu tư rảo bước trên lối về xẩm tối thấp thoáng ánh đèn thoang thoảng hương trầm ngày cuối năm.
-
Đi tìm gốc tích địa danh “Dran” (4)
1, tháng chín 2024, của Nguyễn Tấn ĐạiĐịa danh “Dran” (tiếng Pháp) được nhắc đến nhiều lần trong báo cáo của bác sĩ Étienne Tardif về bảy chuyến thám hiểm cao nguyên Lang Bian trong khuôn khổ nhiệm vụ của Phái đoàn Guynet trong hai năm 1899-1900. Đặc biệt, tài liệu này có nhắc đến địa danh “Karran” (một lần duy nhất), có lẽ như là một địa danh thuộc phạm vi “Dran”.
-
Đi tìm gốc tích địa danh “Dran” (2)
22, tháng tám 2024, của Nguyễn Tấn ĐạiCó lẽ chính chuyến đi khảo sát cao nguyên Lang Bian của toàn quyền Doumer cùng bác sĩ Yersin trong khoảng tháng 02-03/1899, với chặng dừng nghỉ ngơi bên bờ sông tại Dran, đã giúp địa danh này xuất hiện trong các kế hoạch xây dựng đường bộ và đường sắt mà Doumer cho triển khai quyết liệt trong những năm 1899-1900, nhằm kết nối giao thông phục vụ phát triển thành phố Đà Lạt.