Trang chủ > Giới thiệu > Tư vấn
Tư vấn
Thứ tư 24/07/2019, của
Nhận tư vấn về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) trong giáo dục và nghiên cứu khoa học với các nội dung chi tiết nêu bên dưới. Cá nhân, tổ chức có nhu cầu xin vui lòng liên hệ tại đây.
TÓM TẮT KINH NGHIỆM
* Bằng cấp: Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Đại học Strasbourg, Pháp. Đề tài: “Ứng dụng CNTT-TT nâng cao chất lượng đào tạo: Trường hợp các chương trình Việt Nam được đánh giá qua ASEAN University Network” <http://www.theses.fr/2017STRAG004> .
* Kinh nghiệm: Trên 20 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực ứng dụng CNTT-TT nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản trị đại học. Quản trị viên KhoaHocViet.info (Khoa học Việt) chuyên đăng các công trình và bài viết có tính chất khảo cứu về giáo dục, nghiên cứu và truyền thông khoa học, và HocHanh.info (Học Hành) chuyên hỗ trợ (miễn phí) dạy-học trực tuyến ở mọi cấp bậc giáo dục, đào tạo.
- Giảng dạy: Có kinh nghiệm giảng dạy phổ thông và đại học (thỉnh giảng tại các trường ĐH Bách khoa – ĐHQG-HCM, ĐH Văn Lang và ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG-HCM).
- Nghiên cứu: Nghiên cứu viên liên kết của Phòng thí nghiệm liên đại học về khoa học giáo dục và truyền thông – LISEC, Đại học Strasbourg (Pháp). Cộng tác viên trong các đề tài nghiên cứu về giáo dục trong nước (Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo, ĐHQG-HCM) và quốc tế (Rés@TICE, LISEC...).
- Hướng nghiên cứu quan tâm: chất lượng giáo dục; đổi mới giáo dục; ứng dụng CNTT-TT trong giáo dục, nghiên cứu khoa học và truyền thông khoa học.
- Ứng dụng: Điều phối hoặc tham gia tư vấn cho nhiều dự án ứng dụng CNTT-TT trong đổi mới hoạt động dạy-học, quản trị đại học tại các trường ĐH Hà Nội; ĐH Đà Nẵng; ĐH Cần Thơ; ĐH Bách khoa, ĐHQG-HCM; ĐH Sư phạm TP. HCM…
- Tác giả chính dự án “Thúc đẩy phát triển hệ sinh thái công nghệ số trong giáo dục đại học Việt Nam” (ACCEES), được tuyển chọn trong Chương trình Erasmus+ 2024 (điểm đánh giá 87/100), với tổng kinh phí 1.000.000 euro trong 4 năm
- Tập huấn: Tổ chức, điều phối, trợ giảng hoặc giảng chính cho trên 70 lớp tập huấn về ứng dụng CNTT-TT trong giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học cho trên 2.000 lượt cán bộ, giảng viên, nhà nghiên cứu thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu tại Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Mông Cổ, Vanuatu, Mauritius...
- Đánh giá: Tham gia phản biện các bài báo gửi đăng các tạp chí khoa học có bình duyệt và đánh giá đánh giá các đề tài, dự án khoa học trong nước và quốc tế.
- [2018-2019] Chuyên gia đánh giá ngoài tại Việt Nam của dự án Erasmus+ “Đào tạo đại học và thạc sĩ chuyên nghiệp về phát triển, quản trị, quản lí, bảo vệ hệ thống máy tính và mạng thông tin trong các doanh nghiệp tại Moldova, Kazakhstan, Việt Nam” (573901-EPP-1-2016-1-IT-EPPKAZ-CBHE-JP).
NỘI DUNG TƯ VẤN
- Ứng dụng CNTT-TT trong giảng dạy, đào tạo
- Tổng quan về các hệ thống ứng dụng CNTT&TT trong tổ chức và quản lí hoạt động giảng dạy và đào tạo (2 giờ)
- Phương pháp thiết kế giáo trình trực tuyến
- Bậc 1: nguyên tắc sư phạm, cấu trúc thiết kế, thực hành với Moodle (12 giờ)
- Bậc 2: trình bày và tổ chức tài nguyên học tập trên Moodle (12 giờ)
- Bậc 3: tổ chức hoạt động nhóm trên Moodle (18 giờ)
- Bậc 4: tổ chức kiểm tra đánh giá và thiết kế bài tập trực tuyến trên Moodle (18 giờ)
- Bậc 5: chuẩn hoá giáo trình trực tuyến theo SCORM (24 giờ)
- Bậc 6: bảo đảm chất lượng trong dạy học trực tuyến (8 giờ)
- Ứng dụng CNTT-TT trong nghiên cứu khoa học
- Phương pháp tìm kiếm tài liệu khoa học
- Bậc 1: tổng quan, chu trình thông tin khoa học, công cụ tìm kiếm (4 giờ)
- Bậc 2: chiến lược tìm kiếm, đánh giá độ tin cậy, theo dõi thông tin khoa học (8 giờ)
- Phương pháp quản lí và sử dụng tài liệu khoa học
- Bậc 1: tổng quan về trích dẫn và trình bày tham khảo khoa học (4 giờ)
- Bậc 2: tổ chức và quản lí thư mục tham khảo khoa học (8 giờ)
- Bậc 3: ghi chú, trích dẫn và lập danh mục tham khảo khoa học (8 giờ)
- Phương pháp soạn thảo tài liệu khoa học
- Bậc 1: quy trình viết, cấu trúc và thể thức trình bày văn bản, quy tắc nhập liệu (4 giờ)
- Bậc 2: định dạng, trình bày, đánh số tự động tài liệu khoa học (8 giờ)
- Bậc 3: thiết kế bài thuyết trình (6 giờ)
- Phương pháp và công cụ xuất bản khoa học
- Bậc 1: phân loại bài báo khoa học, quy trình xuất bản (4 giờ)
- Bậc 2: các chỉ số đo lường thư mục và đánh giá chất lượng ấn bản khoa học (4 giờ)
- Bậc 3: chọn tạp chí, chuẩn bị nội dung, viết và biên tập, gửi bài (4 giờ)
- Tư vấn xây dựng hệ thống xuất bản khoa học trực tuyến (16-24 giờ)
- Phương pháp tìm kiếm tài liệu khoa học
- Kĩ năng CNTT-TT cơ bản và liên ngành
- Các công cụ làm việc nguồn mở hoặc miễn phí hữu ích cho giáo viên và nhà nghiên cứu (4 giờ)
- Phương pháp và kĩ thuật tìm kiếm nâng cao với Google (4 giờ)
- Tổ chức và quản lí thông tin, dữ liệu trên máy tính và Internet (4 giờ)
- Thiết kế sơ đồ tư duy
- Bậc 1: nguyên tắc, quy trình thiết kế, công cụ (2 giờ)
- Bậc 2: thực hành với phần mềm nguồn mở hoặc miễn phí (4 giờ)
- Bậc 3: thiết kế poster hội thảo (8 giờ)
- Bậc 4: phối hợp màu sắc, chuyển đổi định dạng đồ hoạ (2 giờ)
KHẢ NĂNG TIN HỌC
Quản lí và sử dụng thành thạo máy tính trên các hệ điều hành khác nhau, đặc biệt là các ứng dụng nguồn mở. Cụ thể:
- Văn phòng: thành thạo các bộ ứng dụng văn phòng phổ biến ( OpenOffice.org, LibreOffice.org, Microsoft Office ...);
- Đồ hoạ: sử dụng được các phần mềm xử lí ảnh ( Photoshop, GIMP, Paint.net ...), thiết kế đồ hoạ ( Adobe Illustrator, Inkscape, FreeCAD, Visio ...); thành thạo các phần mềm thiết kế sơ đồ tư duy ( FreePlane, CmapTools, XMind, VUE, EDraw ...)
- Đa phương tiện: sử dụng được các phần mềm xử lí âm thanh và video ( Audacity, Final Cut Pro, VSDC Free Video Editor, OBS, Filmora, DaVinci Resolve ...)
- Internet-Web: thành thạo các công cụ tìm kiếm và thẩm định thông tin, đặc biệt là các nguồn tài nguyên và cơ sở dữ liệu khoa học kĩ thuật; có kinh nghiệm thực tiễn quản trị các diễn đàn công cộng ( phpBB, vBulletin, Xenforo ...), cổng thông tin và hệ thống quản lí nội dung ( Joomla, SPIP, WordPress, Drupal ...) cũng như các hệ thống quản lí dạy-học trực tuyến ( Moodle, Claroline, Canvas, Open edX... ...)
- Phần mềm giáo dục và khoa học: sử dụng được các phần mềm phân tích định lượng ( SPSS, SAS, R ...); thành thạo các ứng dụng thiết kế bài tập tương tác, bài giảng trực tuyến chuẩn hoá ( HotPotatoes, Xerte Toolkits, Scenari Chain & Opale, eXeLearning, Open eLearning, Lumi ...) và quản lí thư mục khoa học ( Zotero, Mendeley, JabRef, Docear …)
- Phần mềm quản lí dự án: sử dụng tốt các phần mềm quản lí dự án nguồn mở GanttProject, Open Workbench, ProjectLibre, Logiframer.
Lí lịch vắn tắt đính kèm: cập nhật 09/2024