Nguyễn Tấn Đại

Cuộc đời là một chuyến viễn du bất tận...

Trang chủ > Thư viện > Chùa Đàn

Chùa Đàn

NXB Kim Đồng
Tác giả: Nguyễn Tuân
Chuyên mục: Thư viện
Bộ sưu tập: Kinh điển Việt Nam
Kho sách: NTĐ

703 trang
Tập truyện và ký

Lời bình trên diễn đàn

  • logo de thuong qua- mot ban chan hay cai tai. Co the la buoc di bang doi tai, buoc di bang su lang nghe va tat nhien voi anh DAI co the con la lang nghe va thau hieu!!!

    • Cảm ơn bạn quá khen :)

      Chính xác thì nó là một bàn chân, đi về phía trước, nơi hắt lên các tia nắng mặt trời, nhưng cũng có thể là hình tượng những chông gai sỏi đá sẽ gặp và cần vượt qua...

  • Mình không thích bản dịch này! Bản dịch của Vĩnh Lạc vẫn tuyệt nhất, tuy nhiên Vĩnh Lạc gọi Hoàng Tử Bé là "ông hoàng nhỏ", riêng điều này thì mình ko thik lắm, còn lại thì bản dịch đó tuyệt nhất nhất nhất!!!

  • Thưa bác Tấn Đại, cháu rất yêu thích truyện Hoàng Tử Bé, và trong những bản dịch của truyện này cháu thích nhất bản dịch của bác.
    Những bản dịch của các dịch giả khác đều rất sát nghĩa và tất nhiên không phải không có những mặt mạnh nhất định. Nhưng bản dịch của bác có ngôn từ và cách diễn đạt rất trong sáng và gần gũi, có lẽ về sắc thái biểu cảm là bản dịch sát với bản gốc nhất. Mỗi từ, mỗi chữ đều như chính lời nói từ tâm hồn người kể chuyện và tâm hồn của chú bé hoàng tử, khiến cháu không còn nghĩ đó là một bản dịch nữa, mà giống như câu chuyện của chính bác kể lại vậy.
    Cháu thấy rất biết ơn vì đã được đọc bản dịch của bác. Cảm ơn bác.
    Tiện đây, hôm nay được đọc website này cháu muốn hỏi là sao bác không đăng hết các chương của truyện ạ? Cháu rất muốn giới thiệu cho bạn bè toàn bộ nội dung của truyện nhưng không thấy đăng tải ở trang web nào cả (có thể là vì lý do bản quyền, nhưng ngay cả các trang web học trò vốn không mấy "quan tâm" đến chuyện bản quyền cũng không thấy đăng tải bản dịch này của bác. Thật là thiệt thòi cho những bạn không có điều kiện tìm mua đúng bản dịch này. Bác có thể giúp chúng cháu, những người thực sự yêu quý chú bé hoàng tử, được tiếp cận với bản dịch hoàn hảo nhất của truyện không ạ? Cháu xin chân thành cảm ơn bác.

    • Chào bạn,

      Chân thành xin lỗi bạn là lâu nay bận bịu quá thành ra để cho "góc nhà" này hiu quạnh. Lời nhắn của bạn giờ mới đọc được. Thật là cảm động! Nhưng hơi... buồn tí ti, vì bạn gọi mình bằng... bác, trong khi mình vẫn còn... trẻ chán ;-)

      Rất vui khi được biết bạn yêu thích HTB, và quý bản dịch của mình. Dạo này mình thấy các NXB in ra nhiều bản dịch của những người khác nữa, xem lướt qua thấy chạnh buồn vì làm mất mát tính hồn nhiên trong sáng của câu chuyện nhiều quá. Thậm chí chính công ty xuất bản trước đây làm việc với mình cũng lấy cả bản in hình vẽ scan từ cuốn sách gốc của mình ra để in cho bản dịch của những người khác.

      Nhưng âu đó cũng là cuộc đời, mỗi người một lựa chọn. Mình sẽ cố gắng chỉnh sửa nốt phần còn lại của bản dịch này để đăng ở đây cho đầy đủ. Hi vọng đáp ứng phần nào nhu cầu của bạn trong khi chưa có cơ hội để tái bản chính thức.

      Thân,

    • Chào chú Tấn Đại (như vậy chắc là vừa đúng phải không ạ). Cháu đang tìm đọc cuốn truyện này và tình cờ thấy bản dịch của chú. Thực sự thấy rất hay ạ, ngôn từ trong sáng và gần gũi, dễ hiểu do vậy mà cảm nhận sâu sắc hơn về ý tứ của tác giả và người dịch. Cảm ơn chú về bản dịch này. Văn hóa nghệ thuật đôi khi phải hy sinh rất nhiều, nhưng sự hy sinh chân chính dù sớm hay muộn cũng sẽ được thừa nhận (chú hiểu ý cháu đúng không ạ).

    • Rất cảm ơn bạn đã yêu thích bản dịch này. Mình đã hoàn tất bản hiệu chỉnh cách đây ít lâu, và đưa bản toàn văn dạng PDF sau chương cuối cùng đăng trên website này [Hoàng tử bé (XXVII)].

      Tại đây, các bạn cũng có thể tải trực tiếp toàn văn bản dịch "Hoàng tử bé" (Nguyễn Tấn Đại, 2011).

  • Chú ơi, cháu rất thích bản dịch của chú và rất muốn tìm mua truyện này, nhưng bây giờ chỉ còn bản dịch của Vĩnh Lạc thôi. Cháu tìm mãi mà không thấy có bản nào của chú dịch do Nxb Hội nhà văn phát hành hết :(( 

    • Dạo này mình thấy các NXB in nhiều bản dịch của người khác. Đặc biệt bản dịch của Vĩnh Lạc do Đông A in lại thì dùng luôn bộ hình trước đây scan từ cuốn sách gốc của mình (chứ bản của bác Vĩnh Lạc hồi xưa chỉ có hình đen trắng vừa thiếu nét lại vừa... xấu nữa chứ). Nhưng thôi bạn ạ! Mình dịch sách cho vui, chứ để bon chen tranh giành kiểu ấy thì... chịu!

  • Bác Đại ơi, hồi bé cháu đã được đọc Hoàng tử bé, bìa cuốn sách có màu tím y như hình trong bài này. Nhưng rất tiếc sau đó cháu làm mất, hiện cháu muốn tìm mua lại cuốn y chang nhưng ko đc, cháu đổi sang muốn mua bản dịch cùng tác giả. Vì lúc đó ko biết để ý nên cháu ko nhớ là bản dịch của ai, (cháu chỉ nhớ những chi tiết trong lời dịch ), lúc đầu cháu nghĩ là bác nhưng khi đọc các chương ở trang này lại thấy có 1 vài chỗ khác biệt, nên bác có thể cho cháu biết tác giả bản dịch của cuốn có bìa màu tím này là ai ko ạ. Bác trả lời giúp cháu qua email nhé: ngoctravn@gmail.com
    Cháu cảm ơn bác rất nhiều.

    • Chào bạn!

      "Hồi bé" của bạn là hồi nào nhỉ? Cuốn "Hoàng Tử Bé" có bìa màu xanh tím này lần đầu tiên được xuất bản là năm 2005, với bản dịch của tôi. Bộ hình minh hoạ bên trong đẹp hơn hẳn các cuốn khác đã xuất bản trước đó, vì tôi đã đưa cuốn sách gốc (hình màu) cho hoạ sĩ Trần Đại Thắng (Đông A) chụp lại, trong khi những cuốn kia dùng hình đen trắng sao đi chép lại nhiều lần của các bản dịch trước đó.

      Sau hai lượt in bản dịch của tôi thì từ năm 2010, Đông A đã chuyển sang dùng bản dịch của Vĩnh Lạc (với nội dung văn bản tìm thấy dễ dàng trên Mạng), nhưng vẫn dùng ghép với bộ hình trong bản dịch của tôi. Thậm chí trong những loạt in đầu tiên, đến cả những vết cắt ghép hình cũng không sai một li so với bản của tôi. Trong bản dịch của được xuất bản chính thức của Vĩnh Lạc hoàn toàn không thể có bộ hình mới này (có những điểm khác biệt ngay trong bản gốc tiếng Pháp - bạn xem phần lời tựa mà tôi đã bổ sung trong bản hiệu đính của tôi sẽ biết rõ). Tôi có thắc mắc nhưng người đại diện Đông A không trả lời; tôi cũng bỏ qua không màng đến việc ấy nữa.

      Sau này thậm chí còn có một bản dịch khác, của NXB khác, người ta "chôm" luôn cái bìa màu xanh tím do hoạ sĩ Trần Đại Thắng vẽ này để đưa vào trang lót ấn bản của họ. Thật hết biết!

      Dông dài một chút như vậy, để bạn có thể hiểu rằng cuốn sách có bìa xanh tím mà bạn muốn tìm vẫn có thể là 2 bản dịch khác nhau. Nếu "hồi bé" của bạn rơi vào khoảng năm 2005-2006 thì đó quả là bản dịch của tôi; còn nếu từ 2010 trở đi thì nhiều khả năng đó là bản dịch của Vĩnh Lạc.

      Thân mến,
      NTĐ

    • chào chú, cháu muốn mua Hoàng Tử Bé có in màu đẹp nhưng do chú dịch nhưng tìm không thấy, chú chỉ chỗ cho cháu được ko ạ.

    • Chào bạn!

      Bản dịch của mình từ lâu nay không còn tái bản nữa. Có lẽ chỉ còn ở các nhà sách cũ thôi.

      Khoảng 3 năm nay, Cty Đông A có dùng lại mẫu bìa này cho bản dịch của một tác giả khác là Vĩnh Lạc, tái bản khá đều đặn. Nếu ở Sài Gòn, bạn có thể ghé nhà sách Cá Chép (211-213 Võ Văn Tần, Q. 3), thấy gần đây vẫn còn bày bán nhiều.

      Thân mến,
      NTĐ

  • Chào anh Nguyễn Tấn Đại. Em tên là Huy, hiện em là sinh viên năm hai khoa văn đang nghiên cứu sự tiếp nhận Saint Exupery ờ việt Nam, nhưng em không biết tình hình dịch thuật các tác phẩm của ông trước 75 như thế nào, hay là trước năm 75 việc đọc ông chủ yếu bằng Pháp văn hay Việt văn em không nắm rõ lắm. Nếu anh Đại có thông tin gì liên quan đến tác giả tác phẩm này thì xin chia sẻ cho em. Cám ơn anh.

    • Chào Huy,

      Thú thật với bạn là mình cũng chỉ biết qua các tác phẩm dịch HTB ở VN trước 1975 qua... đọc người khác! Cho đến giờ mình chỉ nghe nhắc đến 2 cái tên Trần Thiện Đạo và Bùi Giáng.

      Đề tài của bạn có vẻ thú vị, và nếu bạn không ngại thì cứ viết qua email, mình sẽ sẵn sàng trao đổi thêm: tandaivietnam@yahoo.com. Hoặc nếu bạn ở SG thì có thể gặp nhau café nói chuyện nữa.

      NTĐ

  • Bài phân tích hay quá anh Đại ơi. Đọc đoạn kết thật sự xúc động, tiếc quá vì bác em ko đọc được những dòng này.

  • Sau khi bài viết đăng xong, thầy Lâm Nguyên Thao đã phản hồi đính chính về thứ tự và kết quả các cặp đấu ở giải huyện năm 1996 là như sau :

    1. Thạnh Mỹ-Lạc Nghiệp : hoà 1-1, với bàn thắng mở tỉ số nhanh như chớp của Nguyễn Ngọc như đã kể.

    2. Lạc Nghiệp-BC Dran : 5-0, với cú quintuple của TĐ.

    3. Thạnh Mỹ-BC Dran : thầy Thao được phân công làm trọng tài vì BTC không có người, dù nguyên tắc là không nên để tránh thiên vị. Dưới áp lực phải thắng cách biệt từ 6 bàn trở lên mới giành được vé đi Đà Lạt, đội Thạnh Mỹ đã dẫn trước 3-0 với sự tung hoành của "danh thủ" Kiếm. Khi đội BC Dran ghi được một bàn vào lưới đội Thạnh Mỹ thì các cổ động viên quá khích nhảy vào đòi "xử" trọng tài, học trò can ngăn cũng bị rượt chạy qua bên kia đường trốn.

    Để tôn trọng tính "lịch sử" của bài viết, chỉ xin phép đính chính ở đây mà không sửa lại nội dung trong bài.

    NTĐ

  • Theo Thanh Niên Online ngày 26/09/2013, Bộ Công an đề xuất cấu trúc mã số công dân gồm 12 số như sau:

    [M]ã số định danh cá nhân (còn gọi là mã số công dân) gồm 12 số tự nhiên có cấu trúc chứa thông tin cá nhân. Ví dụ mã số công dân là dãy 12 chữ số gồm: PPP-G-YY-NNN-NNN thì cấu trúc này được hiểu: PPP là mã tỉnh, thành phố nơi đăng ký khai sinh được áp dụng theo quy định của Chính phủ về danh mục bảng mã các đơn vị hành chính. G là số tương ứng với giới tính và thế kỷ mà công dân được sinh ra, trong đó nếu sinh ra từ năm 1900 đến 1999 thì nam có mã số là 0, nữ mã số là 1. YY thể hiện 2 số cuối của công dân trong giấy khai sinh. NNN-NNN là dãy số thể hiện số thứ tự hồ sơ cấp số định danh của công dân. Theo cấu trúc này thì công dân đầu tiên là nam sinh năm 1987, đăng ký khai sinh ở Hà Nội sẽ có mã số công dân là: 001087000001, nếu là nữ thì mã số công dân sẽ là: 001187000001.

    Rõ ràng là cấu trúc này không tối ưu cả về mặt tích hợp thông tin nhận diện, về khả năng phối hợp và triển khai cùng với các bộ ngành khác trong toàn quốc, lẫn về thẩm mĩ (nhìn vào một dãy dài những con số 0 trông rất không đẹp mắt!).

    • Một cách chi tiết hơn thì các nhược điểm của cấu trúc mã số công dân do Bộ Công an đề xuất là như sau:

      - không tiết kiệm: 12 con số quá dài so với lượng thông tin mà nó cung cấp (tỉnh thành nơi làm khai sinh, giới tính, năm sinh, số thứ tự);

      - không thuận tiện để phối hợp với các bộ ngành khác khi triển khai thực hiện: UBND cấp xã phường là nơi cấp giấy khai sinh và mã số công dân, công an tỉnh lại nắm quyền cấp số, tạo ra thêm một loại mã hành chính tỉnh thành khác trong khi đã có nhiều loại mã khác hiện hành (biển số xe, mã vùng điện thoại, mã bưu chính,...);

      - thiếu thẩm mĩ: một dãy dài ngoằng các con số 0 trong số thứ tự (bao giờ mỗi tỉnh thành mới đạt tới mức 1 triệu người sinh ra trong cùng một năm???);

      - không ổn định lâu bền: kho số chỉ dùng được tới 500 năm (theo như các nhà chức trách thông báo);

      - rắc rối: người có giới tính thứ ba hay chuyển giới sẽ bị đặt ngoài lề, phức tạp hoá con số giới tính khi dùng 0 cho nam và 1 cho nữ sinh trong khoảng 1900-1999 (tức 2 = nam 2000-2099, 3 = nữ 2000-2099,... ???)

  • Việc dùng mã địa phương có hạn chế là "phân bố không đồng đều", một xã ở Bắc Cạn cũng được đánh số như một phường ở Hoàn Kiếm Hà Nội. Vì vậy, có thể cải tiến biểu diễn thêm một bước nữa: Không dùng mã địa phương mà dùng số serie địa phương hay loạt số (serial number). Một địa phương có thể có nhiều loạt số, thí dụ tp HCM được cấp 70-76 hay nhiều hơn nữa nếu cần. Cách này đảm bảo phân phối đủ số khi cần, đặc biệt khi tách nhập tỉnh chỉ cần thay đổi loạt số, nên rất tiện lợi.
    Câu khẳng định: "Thêm nữa là sẽ bỏ mất hai thông tin cần thiết khác trong việc “định danh” công dân: các đơn vị hành chính cấp huyện và xã" của bài báo trên là không chính xác. Trên thực tế, dù ta chỉ có 2 ký tự mã serie cấp tỉnh, ví dụ HCM từ 70-76 nhưng việc phân phối số theo khoảng cho cấp Huyện và khoảng con cho cấp Xã thì vẫn không làm mất hai thông tin trên. Ngay nay, truyền thông phát triển nên việc phân phối số theo serie là rất động và đảm bảo đồng đều. Tóm lại là cần kết hợp dùng loạt số cho cấp tỉnh và phân khoảng cho huyện, xã.
    Thêm nữa, nước ta không phải bây giờ mới có số định danh cá nhân, không phải làm từ đầu mà đã làm từ 1946, hoàn thiện hơn là từ năm 1976. Số định danh cá nhân của nước ta chính là số CMND, bao gồm 9 chữ số với 2 chữ số đầu là mã tỉnh (nay chỉ cần chuyển sang mã serie tỉnh !) và 7 chữ số sau được phân phối theo khoảng xuống cấp huyện. Bộ 9 số này nếu dùng mã serie 2 chữ số thì đánh số được 1 tỷ -1 công dân, còn nếu mở rộng dùng ký tự và số cho mã serie thì nó biểu diễn được khoảng 35x35x10 triệu > 10 tỷ công dân, đủ cho cả hành tinh.
    Số CMND của ta được đảm bảo tính duy nhất bằng hệ thống 63 tàng thư tại 63 tỉnh, tức cần cấp lại số CMND cho 1 CD ta vẫn đảm bảo cấp đúng số ban đầu đã cấp ngay cả khi CD đó không hợp tác (tội phạm) hay mất khả năng cung cấp (tâm thần, ốm hay bị thương nặng, chết). Tính năng này các hệ căn cước nhiều nước như Mỹ, Châu Auu, Nhật Bản, chưa có !".
    Hệ CMND hiện nay của ta chỉ có 1 lỗi thiết kế, đó là Ngành CA đã trót qui định CD khi chuyển hộ khẩu sang tỉnh khác phải làm lại CMND khác với số khác. Hậu quả là một CD có thể có nhiều số CMND riêng tại nhiều tỉnh khác nhau. Tôi nhấn mạnh là nhiều số riêng còn trường hợp 1 số được cấp cho nhiều người là lỗi thực hiện sai qui trình chứ không phải do thiết kế. Tuy nhiên lỗi trên có thể sửa được, bằng cách sửa lại qui định trên là khi CD chuyển hộ khẩu sang tỉnh khác vẫn có thể làm lại CMND để cập nhật nơi thường trú nhưng vẫn giữ đúng số cũ đã cấp.
    Vì vậy, tôi khẳng định phương án dùng số CMND cũ 9 chữ số đã cấp để làm số định danh hay mã công dân là phương án có tính kế thừa, không gây đảo lộn hệ thống hồ sơ nghiệp vụ, bởi vậy là tối ưu.
    Cũng có thể mở rộng theo kiểu nối dài thêm ba chữ số theo cách sau: SN1234567GYY với SN là loạt số (serial number); 1234567 là 7 số thứ tự đúng như trên CMND cũ; GYY lấy như đề xuất của dự án CMND mới nhưng tôi thấy không cần thiết.
    Chi tiết hơn, đề nghị tham khảo bài "CMND mới: Đâu cần 12 số" trên Báo nld.com.vn.
    Nguyễn Ngọc Kỷ BCA

  • Trời, em viết hay quá vậy! Chị Lan đây!

  • Tâm thư!!!? Anh Đại víêt riêng cho chị Ánh hay cho ngành thế nhỉ? Hay và cảm động lắm!

  • Chào anh Đại,

    Chắc anh không còn nhớ em, em có tham gia lớp học do anh hướng dẫn, của AUF tổ chức cho các bạn sinh viên năm cuối làm khóa luận ở Đại học Bách khoa năm 2012.

    Rất tình cờ và ngẫu nhiên là em rất thích bản dịch Hoàng tử bé của anh (do 1 đứa bạn em giới thiệu), và em cũng từng học tập tại Strasbourg (đợt ấy em có thấy thư hỏi thăm khách sạn của anh gửi hòm thư HSV Strasbourg nhưng do sắp chuyển đi, nhiều việc nên em cũng không có hồi âm hỏi thăm anh được).

    Ký sự Stras của anh rất hay, và làm em nhớ thành phố đáng yêu này quá.

    Chúc anh và gia đình nhiều sức khỏe và an yên trong cuộc sống.

    Thân ái

    • Chào em!

      Chắc em sẽ không tin anh nhớ được cả họ tên em đâu, LNHD nhỉ! ;-)

      Anh có nhớ là biết em đi học ở Strasbourg, nhưng đúng là những lần anh qua thì không gặp em, cũng không biết sau đó đến giờ em đi đâu, làm gì.

      Mấy bài viết này anh viết hồi qua lần đầu, vì có nhiều thời gian và cảm xúc. Nhưng sau đó thì không viết tiếp được nữa; ý tưởng thì cứ nung nấu để dành trong đầu thôi. Khi nào học hành xong xuôi thì may ra sẽ có thời gian để chiêm nghiệm và viết tiếp đoạn sau. :-)

      Chúc em vui, khoẻ.

  • nếu bây giờ cháu muốn mua một cuốn " Hoàng tử bé" bản gốc được dịch vào năm 2005 thì đặt mua ở đâu ạ?

  • Em dự định năm sau 2018 xin học M1 Science de l’éducation ở đại học Strasbourg. Không ngờ thầy cũng học chuyên ngành này ở đây. Mong năm sau dc tham khảo kinh nghiệm từ thầy.

  • Chí lý, cứ tiến đại vẫn hơn đứng yên tại chỗ! Elearnning cũng vậy, nếu nhà GD vẫn cứ dè dặt, sợ rủi ro thì liệu có khả thi không? Phải không thầy Đại.

  • Có một dị bản kể lại sau khi ông thầy đổ cát vào lọ thì 1 sinh viên bước lên lấy ra 2 lon bia và cho vào đó sau đó nói rằng: "cuộc sống lúc nào cũng có chổ cho bia".
    Tôi không nói đúng sai của người sinh viên này nhưng luôn thắc mắc: nếu người sinh viên này ở VN thì sẽ bị quýnh giá như thế nào trong trường hợp này và những trường hợp tương tự, đặc biệt về các vấn đề liên quan đến hệ tư tưởng, chính sách,...

  • Bonjour,

    En fait, les accents ont leur importance en français également. Il suffit de comparer les phrases « Un homme tue. » et « Un homme tué. » pour constater immédiatement l’importance de bien accentuer.

    D’ailleurs, d’après l’Académie Française, les accents ont pleine valeur orthographique, y compris sur les majuscules ! Donc « Education » n’est simplement pas correct sur le plan orthographique. Cf http://www.academie-francaise.fr/qu...

    Mais on est bien d’accord que le problème des accents a des conséquences mineures en français, tandis qu’il peut changer complètement la sémantique de la phrase (ou même mot par mot) en vietnamien !

    Pour ma part j’ai toujours défendu, sur mon lieu de travail (au Vietnam puis au Canada), la bonne écriture des noms vietnamiens et la bonne saisie des accents dans nos systèmes.

    J’ai également toujours insisté sur le fait qu’un problème « d’accent qui ne passe pas » dans un système (à l’époque surtout dans les courriels, et particulièrement avec Yahoo!) était un problème à résoudre dans le système plutôt que de déclarer forfait en abandonnant la légitimité des accents.

    Et là dessus l’implémentation généralisée de Unicode nous a fait beaucoup de bien ! On ne peut que saluer la décision du gouvernement vietnamien en 2001 de généraliser son usage dans les administrations (cf TCVN 6909:2001).

    Cela a pris encore un peu de temps pour y passer, mais c’est normal, un changement de cette envergure prend du temps, et je suis fier d’avoir apporté ma pierre à l’édifice avec la macro de conversion automatique B2UConverter pour LibreOffice.

    Aujourd’hui, plus personne n’a d’excuse pour ne pas écrire les noms vietnamiens correctement ! :-)

    J.C.

  • Nguyễn Tấn Đại thân mến!
    Tôi tên là Paul Thompson và tôi hiện đang ở Đà Lạt để chụp ảnh các nhà ga, đường hầm và cầu của tuyến đường sắt cũ.
    Tôi dự định viết một bài báo về đường sắt và tôi muốn xin phép bạn sử dụng một trong những bức ảnh của bạn về cầu đường sắt Dran.
    Tôi cũng đang tìm những bức ảnh cũ về các ga dọc tuyến đường sắt. Bạn có biết tôi có thể tìm thấy những bức ảnh như vậy ở đâu không?
    Xin lỗi nếu tiếng Việt của tôi khó hiểu nhưng tôi đang sử dụng Google Dịch!
    Trân trọng, Paul Thompson

  • Tôi rất cần tài liệu này cho một bài viết về bác Đại Trường . Nếu được, xin tác giả giúp cho ....

  • Chào anh Tùng!
    Anh có thể đặt mua sách này qua mạng, trên hệ thống SachVina.com vẫn còn hàng.
    Thân ái,
    NTĐ

  • Đọc bài này mình thấy xúc động. Đúng là chẳng có nghể nào cao quý như nghề giáo, cũng chẳng có nghề nào thấp kém như nghề giáo...
    Nhưng xã hội phát triển, người ta sống nhanh hơn, học trò thì mong cho học nhanh qua môn, điểm thật cao, thầy cô cũng mong nhanh kết thúc môn học... ít ai mà có những suy nghĩ sâu sắc như thầy, ngay từ khi còn trẻ như vậy.

  • Dạ, cảm ơn cô Thuỳ Dương! Chúng ta ai cũng có một thời học trò đầy ắp kỉ niệm. Ở thôn quê ngày xưa thì thiếu thốn nhiều thứ nhưng cũng rất vui vẻ hồn nhiên. Mỗi lần nhớ về nó thì lại miên man không hết chuyện... :-)

  • Đọc bài xong, tôi cảm được hạnh phúc trong gia đình của Thầy Đại và vợ (Cô Ánh). Hạnh phúc đơn giản như suy nghĩ của Thầy, như quyết định thực hiện đúng đắn của Cô. Nhưng không phải đơn giản là không sâu sắc. Đơn giản và sâu sắc là 2 tính từ hoàn toàn không đối kháng nhau. Thầy Cô đã xây dựng cho gia đình riêng của mình như vậy. Tôi mong Thầy Cô sẽ cho nhiều bài tản mạn khác nữa công khai lên mạng. Vậy nha Thầy Cô, có những bài giảng đúng chuyên ngành thiết thực và cũng có những bài tản mạn không vào một chuyên ngành nào mà rất cần cho cuộc sống đa dạng. Để người đọc cảm thấy đâu đó vẫn còn những suy nghĩ đẹp cho cuộc sống, không phải chỉ luôn luôn bộn bề bôn ba.
    Tôi quý Thầy Cô !

  • Dạ, cảm ơn Cô đã đồng cảm và chia sẻ ạ. :-)

  • Em chào Thầy!
    Có lẽ đây là lần đầu tiên khi đọc một bài viết, em mong muốn viết về cảm nhận của mình. Đọc bài viết của Thầy, một bức thư gửi vợ (là giáo viên) vào ngày 20/11. Em chợt nhận ra rằng, có nhiều người thầy, người cô thực sự tâm huyết, giảng dạy bằng chính niềm đam mê, bằng tình yêu đối với học trò, luôn giữ chữ "Tâm" trong sáng, thuần khiết. Em được củng cố hơn niềm tin của mình vào những gì đã lựa chọn. Cảm ơn Thầy, và cảm ơn Cô (dù em chưa một lần gặp). Qua những bài giảng của Thầy, cách giảng dạy tận tình, cách làm việc nghiêm túc, em đã học hỏi được rất nhiều. Em không chỉ học được những kiến thức chuyên ngành, mà nhiều hơn thế, đó chính là Nhân cách người Thầy. Đó cũng chính là lý tưởng và niềm tin trong em khi đến với nghề. Thầy chính là người Thầy mà nhà giáo dục Usinxki đã khẳng định: "Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác".
    Em cảm ơn Thầy rất nhiều!
    BD, 26/8/2021, Thứ Năm

    • Cảm ơn bạn đã chia sẻ và đồng cảm! Đó là một niềm vui nho nhỏ, vì có lẽ bạn cũng là một trong "bao đồng nghiệp biết tên và không biết tên trên khắp mọi miền đất nước" vẫn luôn hàng ngày thầm lặng vun xới, gìn giữ "cái niềm tin vẫn lan toả tiềm tàng để đến một ngày nào đó tất cả cùng hội tụ và bung nở như hoa."
      Thân mến.
      NTĐ

  • Kính chào anh Nguyễn Tấn Đại,
    Thật tình cờ Kinh Luân đọc được bài viết tuyệt vời của Anh về chiếc cầu xe lửa ở D’ran. Rất xúc động, phải thú nhận như vậy. Và xin cám ơn Anh vì đã ghi lại cho mọi người biết nhiều hơn về di tích này...
    Tháng Ba vừa rồi Kinh Luân theo chân nhóm phụ huynh Hướng Đạo lên thăm giáo xứ Ka Đơn. Tận dụng lúc rảnh rỗi mượn cha xứ chiếc xe máy để chạy xuống Đơn Dương, mục đích là chụp những gì còn sót lại của tuyến đường sắt răng cưa Đà Lạt - Phan Rang mà đã lần đi "khám phá"...
    Giờ đây nhờ Gu-gồ mà được chiêm ngưỡng những tác phẩm "để đời" của Anh về chiếc cầu D’ran, lòng thấy bồi hồi tiếc nuối... Giá mà Luân được quen biết Anh từ những năm ấy, khi bọn ngu dốt chưa phá đi công trình tuyệt vời trên quê hương.
    Xin phép Anh cho Luân được sao chép lại bài viết của Anh để đăng lại trên facebook ạ. Chỉ để cho anh em, bạn bè được biết về một địa danh, một di tích của đất nước mà thôi (ban đầu định tự viết, nhưng khi đọc được bài của Anh thì thấy không thể nào diễn đạt được như vậy). Trân trọng cám ơn anh Tấn Đại...

    Kinh Luân 090371-1175

  • Dạ, cảm ơn anh Kinh Luân đã có lòng yêu mến tuyến đường sắt răng cưa và bài viết này. Anh có thể chia sẻ bài viết thoải mái nhé.
    Thân ái,
    NTĐ

  • Chào bạn

    mình hiện đang cần hợp tác với đơn vị hoặc cá nhân có kinh nghiệm triển khai các bài giảng online trên moodle bào gồm tất cả các chức năng phục vụ cho triển khai bài giảng online cho các thầy cô giáo

    thanks
    Nam

  • Chào tác giả,
    Cám ơn thật nhiều vì những chia sẻ rất thật và trọn vẹn của tác giả về D’Ran và Đơn Dương với những thứ đã mất và tưởng chừng đã mất.
    Đã ghé qua ’thị trấn ngủ quên ở lưng đèo’ vài lần và mỗi lần đều có cảm nhận khác biệt dù đậm hay nhạt.
    Rất mong có thêm nhiều cơ hội để hiểu thêm xử sở này qua những chia sẻ sắp tới của tác giả.
    Một câu hỏi nhỏ nhưng rất mong được khai tỏ thêm: địa danh Eo Gió ở D’Ran xuất hiện từ thuở nhóm lưu dân người Việt từ miền Trung đến lập nghiệp phải không? Trong địa chí Việt Nam, Eo Gió còn là địa danh ở xứ Quy Nhơn, Nghệ An. Đó có phải là nhóm lưu dân mang khái niệm này vào xứ này? Eo Gió là cảm nhận của riêng họ?

  • Dạ, cảm ơn anh/chị Nguyên An đã quý mến Dran và yêu thích bài viết. Xin anh/chị lưu ý là tên "Dran" từ gốc gác lịch sử đã KHÔNG có dấu phẩy giữa hai chữ D và R. Người Pháp ghi lại âm bản địa đã có sự phân biệt rất rõ trường hợp nào có dấu phẩy (như M’Lọn) còn trường hợp nào không có (như Dran).

    Về câu hỏi liên quan đến "Eo Gió", thì theo tìm hiểu của mình, tên gọi này đúng là xuất hiện nhiều ở các địa phương miền Trung. Tuy nhiên, gốc gác địa danh "Eo Gió" ở đầu đèo Ngoạn Mục có phải là từ "nhóm lưu dân người Việt từ miền Trung đến lập nghiệp" hay không thì không chắc chắn. Vì theo dữ liệu lịch sử dân cư Đà Lạt và vùng phụ cận, dân số khu vực này chỉ tăng vọt từ giai đoạn 1954-1956 do có loạt di dân từ miền Bắc và miền Trung vào.

    Còn trước đó, đặc biệt là giai đoạn trước 1945, Dran vẫn thuộc vùng đất được gọi là "hoàng triều cương thổ", ngoài cư dân bản địa thì chỉ ưu tiên cho kiều dân Pháp và gia đình hoàng tộc cùng lực lượng người phục vụ hay lao động nhập cư. Trong khi đó, địa danh "Eo Gió" đã tồn tại ít nhất từ đầu những năm 1940, đã được đưa tin trên báo chí thuộc địa đương thời. Ví dụ: trên tờ Thể Thao Đông Dương số 11 ngày 09/01/1942, tác giả Phan Nhựt Sâm đăng bài "Trên đường thiên lý Hanoi-Saigon" viết về cuộc đua xe đạp xuyên Việt tổ chức lần đầu tiên, trang 16 có đoạn:

    Tới Krongpha, sắp sửa leo đèo thì [Nguyễn Phát] Giá lại nổ bánh rớt lại.

    [Lê Phượng] Các liền khởi sự tấn công mảnh liệt. Chàng tung đi như gió. Một tốp 10 cua-rơ đủ các xứ rán đuổi theo, nhưng Các càng lên cao càng bứt xa. Được 10 cây số chảng đả bỏ tốp nhì hơn 2 phút, và lên tới mức đèo Eo-gió cao đến 980 thước, Các hơn tốp nhì 5 phút...

    Nếu tên gọi "Eo Gió" xuất hiện nhiều ở địa bàn miền Trung, mà người Pháp khi nghiên cứu đã dịch ngược ra tiếng Pháp là "col du vent", thì rất có thể người đặt tên "Eo Gió" cho khu vực đỉnh đèo Ngoạn Mục có gốc gác miền Trung, nhưng không hẳn là thuộc nhóm di dân đại trà từ giai đoạn 1954-1956 về sau.

  • Cám ơn anh Nguyễn Tấn Đại về những thông tin quý báu đã được anh chia sẻ. Thêm vào thắc mắc ở trên đã hỏi anh:

    1. Địa danh Col du vent ở Pháp theo mình kiểm tra trên Google Maps xuất hiện nhiều ở Pháp và có thể ở một số vùng thuộc địa Pháp ngày trước:

    • Col du Vent: Saint-Privat, France
    • Col du Vent: Saint-Just-et-le-Bézu, France
    • Col du Vent: Le Monêtier-les-Bains, France
    • Col du Vent: Ginoles, France
    • Col du Vent: Tunisia
      ...
      Từ Eo Gió (mình nghĩ là từ thuần Việt) liệu có phải là từ dùng/địa danh từ trước của người Việt? Nếu vậy, có thể là từ tương đồng giữa hai ngôn ngữ Pháp/Việt về hiện tượng "địa hình" này phải không nhỉ?

    2. Từ Dran như anh nói là địa danh mà người Pháp ghi lại "không có dấu phẩy" giữa hai từ.
    Anh có thể giúp mình hiểu thêm?:

    • mình đọc thấy tên Dran có dấu ’ trước "ran" khá nhiều, có thể họ viết sai chăng? Ngay cả trong Bức thư của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đề ngày 11 tháng 11 năm 1964 cũng thấy viết địa danh Dran và có dấu phẩy ở trước "ran" (mình trích nguyên như bên dưới):
      "Anh đến đây thì anh Cường ở D’Ran chưa về. Anh leo lên căn nhà gỗ sàn – chung quanh là núi cao, là mây mù, là suối reo, là giá rét, là quạnh quẽ. Anh ngồi trong căn phòng riêng của anh Cường, chung quanh những bức tranh mang hình ảnh màu sắc của núi đồi này vừa lên xong. Và cơn mưa xám mù chợt đến... Ngoài kia trời chỉ còn thấy viền núi đen cao ngất bao quanh. Tiếng suối chảy buồn."
    • tại sao không có dấu ’ và khi nào thì người Pháp theo nguyên tắc ký âm sẽ ghi nhận bằng dấu ’ khi từ M’Lọn hay một số địa danh khác như M’Drak, Ea H’Leo, Cư M’gar...
    • Dran là địa danh đặt theo tiếng của dân tộc nào ở Đơn Dương: K’Ho, Chill, Chru...? Và nghĩa của địa danh là gì?

    Mình hỏi nhiều quá. Chỉ mong anh, một người con xứ Dran xưa có thể cho mình thêm chút thông tin để hiểu thêm về miền đất dễ thương lạ lùng này.
    Xin cám ơn và chúc tác giả những ngày vui vẻ và an hoà.

    Nguyên An

    • Dạ, cảm ơn anh/chị Nguyên An đã có hứng thú với cuộc trao đổi này, cũng như những câu hỏi rất độc đáo. :-)

      Với câu hỏi đầu về sự tương đồng giữa "Col du Vent" và "Eo Gió", có thể đó là một sự ngẫu nhiên. Nhưng xét rộng ra thì quả thật là giữa tiếng Việt và tiếng Pháp có những nét tương đồng hết sức kì lạ, dù thuộc hai hệ ngôn ngữ hoàn toàn khác biệt. Điển hình như cấu trúc chính-phụ (chính trước - phụ sau) trong câu rất gần với tiếng Pháp, trong khi tiếng Hoa (với một lượng từ vựng rất lớn du nhập vào tiếng Việt) lại thiên về phụ trước - chính sau theo kiểu tiếng Anh. Các nhà truyền giáo người Pháp hay gốc Pháp cũng là những người tiên phong sáng tạo và hệ thống hoá chữ viết Latin tượng âm cho tiếng Việt lúc đó chỉ biết đến kiểu chữ tượng hình Hán-Nôm. Những nhà ngôn ngữ học hiện đại đầu tiên của Việt Nam cũng đa phần học từ Pháp về, với rất nhiều những lí thuyết và nguyên tắc ngữ pháp du nhập theo...

      Với câu hỏi thứ hai, tư liệu thành văn cổ nhất tìm thấy được hiện nay có đề cập đến Dran là bản báo cáo "Tình hình Đông Dương 1987-1901" năm 1902 của Paul Doumer, Toàn quyền Đông Dương đương thời, hoàn toàn KHÔNG có dấu phẩy. Và tên gọi này là nhất quán trong mọi tài liệu khác do người Pháp viết, kể cả trong các thư từ, văn bản và tài liệu của BS Yersin trong thời gian khám phá ra cao nguyên Lang Bian cũng như thử nghiệm trồng quinquina tại Dran. Còn lí do vì sao người Pháp phân biệt M’Lọn có dấu phẩy với Dran không có dấu phẩy thì thực sự là không rõ lắm, hay là tên gọi Dran bắt nguồn từ đâu thì cho đến nay... chưa ai giải thích được cả. :-)

      Do đó, những người khác viết thêm dấu phẩy đều là viết sai, theo những cách hiểu và diễn giải chủ quan riêng của họ. Rất tiếc là, cách viết sai này đã đi vào các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, dẫn đến việc ngày càng nhiều người mặc nhiên xem cái sai là đúng, để cái đúng trở thành sai.

  • Cám ơn nhà văn Nguyễn Tấn Đại rất nhiều.
    Mong được đọc nhiều hơn về Dran nói riêng và Đơn Dương nói chung từ những bài viết của anh.
    Chúc anh sức khoẻ.

  • Dạ, anh/chị Nguyên An đặt cho danh xưng "nhà văn" thì hơi quá, thật tình không dám nhận. :-)

    Trên trạm mạng này có một số bài viết khác liên quan đến Dran - Đơn Dương, nếu chưa xem thì anh/chị có thể tìm nhanh bằng từ khoá "dran".

    Thân ái,
    NTĐ

  • Câu chuyện nhẹ nhàng mà rất hay, với 3 nhân vật Cô nhỏ, Chú nhỏ và Chú lớn. Dễ thương quá.

  • Dạ, cảm ơn Cô! Bây giờ không gian thư viện vẫn còn, nhưng không khí đã khác xưa, kể cả tụi em khi bước vào cũng khó tìm lại được những cảm giác một thuở yên bình thời ấy.

  • Em cảm ơn thầy, nội dung hay và hữu ích nhất về triển khai dạy học trực tuyến mà em đọc được từ khi tìm hiểu đến nay. Chúc thầy mạnh khỏe!

  • Cảm ơn anh Tuấn đã quan tâm! Hi vọng các bài vở ở đây ít nhiều bổ ích cho anh. Một số nội dung khác được phát triển thêm sẽ dần đần tiếp tục được bổ sung ở thời điểm thích hợp.

  • Bài viết thật công phu và đọc xong cô cũng vỡ ra thêm nhiều điều thú vị dù ở nhà cô do hay nói chuyện với ba về đề tài Dran cô cũng có một ít kiến thức về những địa danh trong bài .

  • Dạ, cảm ơn Cô đã quan tâm và kiên nhẫn đọc bài. Thời nay thật hiếm! :))

    Trong quá trình tìm tư liệu, em phát hiện ra gốc gác hai cái tên tiếng Pháp của Trạm Hành và dốc Cây Khô. Lúc nào có dịp thích hợp em sẽ trích dẫn kể lại ạ.

  • Rốt cuộc cái tên Đ’ran là lỗi của tay đánh máy em nhỉ, nhìn chữ Đ’ran cô nghĩ thà viết sai thành D’ran còn đỡ tệ hơn, vì Đ’ran thì không hiểu nổi nó thuộc ngôn ngữ nào luôn

  • Dạ, chữ “Đ’ran” là viết có chủ ý hẳn hoi (lặp lại 3 lần), chứ không phải lỗi đánh máy đâu ạ. Xét tư duy ngôn ngữ và chữ viết thời bấy giờ thì hoàn toàn có thể hiểu được. Nên túm lại thì cứ “Dran” mà viết, không phết phẩy gạch dấu gì cả, là lành nhất ạ. :))

  • Ngưỡng mộ tình yêu Dran của anh Đại quá ạ! Anh tập hợp bài viết rồi in thành sách thì cho phép em tham gia đấu giá hoặc góp sức với ạ!

  • SƯ TỬ VÀ CHUỘT
    Trời nóng bức, một con Sư tử mệt mỏi, chán nản nằm ngủ dưới bóng cây. Một đàn Chuột chạy ngang qua chỗ Sư tử nghỉ ngơi, trèo cả lên lưng để vui đùa. Sư tử tỉnh dậy, thò vuốt bắt ngay được một con Chuột. Chuột biết chắc mình không có cơ may trốn thoát, liền chắp tay xin lỗi Sư tử vì sự thô lỗ táo tợn của mình, và bảo rằng mình không đáng bò bẽn cho cơn giận của Sư tử. Nghe lời phân trần nhũn nhặn đó, Sư tử quyết định thả Chuột ra, vì thấy rằng một con vật tầm thường lại không có khả năng tự vệ như thế quả là không đáng cho mình ra tay giết hại.
    Thế rồi một hôm Sư tử không may bị rơi vào bẫy của những người Thợ săn trong rừng. Nó cố hết sức vùng vẫy gầm vang nhưng không thể nào thoát ra được. Chuột nghe tiếng gầm thì biết đây chính là con Sư tử đã tha mạng sống cho mình bèn chạy tới cứu. Nó bò quanh gặm đứt dây lưới, giúp Sư tử thoát được ra khỏi chiếc bẫy.
    (Truyện Aesop Việt - Anh, NXB Văn học 2018).
    Câu 1. Truyện Sư tử và Chuột thuộc thể loại nào?
    A. Truyện ngụ ngôn B. Truyền thuyết C. Thần thoại D. Truyện cổ tích
    Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?
    A. Lời của nhân vật Sư tử. B. Lời của người kể chuyện.
    C. Lời của nhân vật Chuột C. Lời của bác Thợ săn.
    Câu 3. Vì sao Sư tử lại tha mạng cho Chuột?
    A. Vì Chuột rất bé nên không phải là miếng mồi ngon cho Sư tử
    B. Vì Chuột đã van xin Sư tử tha mạng.
    C. Vì Sư tử nghe lời phân trần và thấy chuột nhỏ bé nên tha mạng.
    D. Vì Sư tử không đói nên đã buông tha cho chuột.
    Câu 4. Tại sao Sư tử hùng mạnh chỉ có thể chờ chết khi mắc phải tấm lưới?
    A. Vì tấm lưới rất to và dày
    B. Vì bác thợ săn siết chặt tấm lưới
    C. Vì Sư tử không cắn đứt được tấm lưới.
    D. Vì Sư tử chỉ vùng vẫy chống cự nên càng bị siết chặt.
    Câu 5. Sức mạnh nào đã khiến chú chuột nhỏ yếu hơn nhưng lại cứu được Sư tử?
    A. Sức mạnh của lòng quả cảm. B. Sức mạnh của sự mưu trí.
    C. Sức mạnh của sự biết ơn. D. Cả 3 ý kiến trên.
    Câu 6. Điều gì đã khiến cho chuột không sợ nguy hiểm đến cứu Sư tử?
    A. Vì Chuột nhớ ơn ngày trước Sư tử đã tha mạng cho mình.
    B. Vì Chuột tội nghiệp cho Sư tử đã bị mắc lưới thợ săn.
    C. Vì Sư tử là chúa tể của muôn loài nên phải cứu giúp Sư tử
    D. Vì nghe tiếng gầm vang rất đáng sợ nên Chuột đã đến giúp Sư tử.
    Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện Sư tử và chuột ?
    A. Câu chyện về các loài vật. B. Câu chuyện nói về sự đền ơn.
    C. Câu chuyện về tình bạn. D. Câu chuyện về sự mưu trí.
    Câu 8. Nhận định nào sao đây phù hợp với thông điệp mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc?
    A. Lòng tốt và sự thứ tha nhất định sẽ được đền đáp.
    B. Làm điều tốt nhất định sẽ gặp may mắn.
    C. Sự thông minh sẽ chiến thắng mọi khó khăn.
    D. Không nên xem thường những ai thấp kém hơn mình.
    Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc truyện ngụ ngôn Sư tử và Chuột?
    Câu 10. Nêu cảm nhận của em về nhân vật Sư tử?

  • Nếu quả thực quyển "Truyện Aesop Việt - Anh" của NXB Văn học in năm 2018 mà có đăng truyện này, với tên truyện và nội dung truyện tiếng Việt giống 100 % với truyện mình đăng ở đây từ tháng 08/2017, thì chỉ có thể nói đó là đạo văn trắng trợn, vì mình dịch trực tiếp từ bản tiếng Pháp như đã dẫn, từ tận năm 2010 và trước đó đã đăng trên Diễn đàn Đa Nhim.
    NTĐ :-/

Phản hồi về bài viết

Bạn là ai?
Bài viết của bạn

(Để bắt đầu một đoạn mới, bạn chỉ cần chừa hàng trống)